Cách chăm sóc người bị tai biến tại nhà Đúng cách, Giảm biến chứng, Kéo dài tuổi thọ

Nakawa
31-07-2023
Chăm sóc người bị tai biến tại nhà cần được quan tâm đặc biệt, nắm vững phương pháp, liệu trình,... từ đó giúp người bệnh có điều kiện phục hồi chức năng, thể trạng và sức khỏe. Người thân cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các liệu pháp y tế mà bác sĩ chỉ định, đồng thời cần phải nắm rõ và thực hiện các hướng dẫn dưới đây
Nội dung bài viết:

Các di chứng sau tai biến mạch máu não ở người già

Các di chứng sau tai biến mạch máu não ở người già

Các di chứng sau tai biến mạch máu não ở người già

Tai biến là tình trạng xảy ra khi máu không thể cung cấp đủ oxy và dưỡng chất đến một phần hoặc toàn bộ vùng não do một hoặc nhiều mạch máu bị tắc. Việc này gây tổn thương đến não và thường để lại những di chứng sau:

  • Mất trí nhớ và suy giảm chức năng nhận thức: Người bệnh sau tai biến có thể gặp khó khăn trong việc nhớ và tập trung. Trạng thái này có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày và giao tiếp.
  • Rối loạn ngôn ngữ: Một số người bệnh sau tai biến có thể gặp khó khăn trong việc nói chuyện hoặc hiểu ngôn ngữ. 
  • Tê liệt hoặc suy yếu cơ bắp: Đây là di chứng xảy ra phổ biến, xuất hiện đến 90% người bị tai biến. Bệnh nhân có thể bị liệt nửa người, liệt tay chân, cơ mặt hoặc những bộ phận khác. Đặc biệt, tình trạng không vận động trong nhiều ngày có thể khiến bệnh nhân bị viêm cơ khớp, viêm loét da hoặc viêm hô hấp.
  • Rối loạn thị giác: Khi bệnh nhân bị tắc động mạch hoặc tĩnh mạch võng mạc trung tâm, sự cung cấp máu đến võng mạc bị gián đoạn sẽ gây ra tình trạng thiếu máu và tổn thương võng mạc. Kết quả là, bệnh nhân có thể gặp rối loạn thị giác và lâu dần sẽ dẫn đến mất thị lực.
  • Vấn đề về cảm xúc và tâm lý: Tai biến mạch máu não có thể gây ra các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu, hoang mang và sự thay đổi tâm trạng thất thường.

Ngoài ra, sau khi bị tai biến người bệnh còn thường mắc các di chứng khác như khó nuốt, táo bón, rối loạn tiêu hóa, suy thận,...

Khó khăn trong cách chăm sóc người bị bệnh tai biến mạch máu não

 

Khó khăn trong cách chăm sóc người bị bệnh tai biến mạch máu não

Người bị tai biến thường gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày do các di chứng để lại. Vì vậy, sự hỗ trợ từ gia đình và người thân đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp người bị tai biến đối phó và thích nghi với tình trạng của mình. 

Đặc biệt khi chăm sóc người bị tai biến liệt nửa người, bạn phải dìu đỡ họ trong tất cả các hoạt động thường ngày. Ngoài ra, bạn phải đảm bảo vệ sinh cho người bệnh mọi lúc để tránh tình trạng lở loét.

Điều quan trọng hơn là bạn phải cùng với bệnh nhân thực hiện những bài tập vật lý trị liệu để hồi phục khả năng di chuyển. Đầu tiên là bài tập tư thế ngồi, sau đó chuyển sang các bài tập đứng và cuối cùng là tự đi bộ. Quá trình vật lý trị liệu có thể khá khó khăn và đòi hỏi sự kiên nhẫn từ cả bệnh nhân lẫn người chăm sóc. Tuy nhiên, việc tuân thủ quy trình và thực hành đều đặn sẽ giúp bệnh nhân dần hồi phục khả năng đi lại và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tuy quá trình chăm sóc người bị tai biến không hề đơn giản nhưng nếu bạn biết cách chăm sóc người tai biến đúng thì bạn có thể bớt áp lực hơn.

Cách chăm sóc người bị tai biến tại nhà

Theo dõi tình trạng bệnh

Theo dõi tình trạng của người bị bệnh tai biến

Theo dõi tình trạng của người bị bệnh tai biến

Sau khi bị tai biến, bạn cần theo dõi sát sao tình trạng bệnh để tránh những hậu quả đáng tiếc. Những thông tin mà bạn cần theo dõi là lịch tái khám, chỉ số huyết áp và việc dùng thuốc của bệnh nhân. Bạn nên trang bị máy đo huyết áp tại nhà để thuận tiện trong việc kiểm tra hơn. Khi có tình trạng huyết áp bất thường, bạn phải liên hệ ngay với bác sĩ chứ đừng tự ý làm theo những phương pháp lan truyền trên mạng. 

Cách chăm sóc người bị tai biến mạch máu não cần thiết là bạn nên thường xuyên mời bác sĩ tới nhà để kiểm tra tình trạng bệnh cũng như đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường người bị tai biến cần sử dụng rất nhiều loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc ổn định cholesterol, thuốc hạ huyết áp,... Vì thế bạn phải giúp bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, đúng liều và theo dõi tình trạng sau khi uống để kịp thời xử lý.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bệnh nhân tai biến

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bệnh nhân tai biến

Cơ thể của bệnh nhân rất yếu ớt sau khi bị tai biến, vì thế bạn phải áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ quá trình phục hồi của người bệnh. Đây cũng là cách chăm sóc người bị tai biến nhẹ rất quan trọng. Sau đây là những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bị tai biến:

  • Tăng cường lượng protein: Protein là thành phần quan trọng trong quá trình phục hồi cơ bắp và tổn thương do tai biến. Người bị tai biến cần tiêu thụ đủ lượng protein hàng ngày từ nguồn thực phẩm như thịt gà, cá, trứng, đậu và các sản phẩm từ sữa.
  • Cân nhắc lượng natri và chất béo: Giảm tiêu thụ lượng natri cao có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp và các biến chứng liên quan. Cố gắng giảm lượng chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống và ưu tiên chất béo không bão hòa, như axit béo omega-3 từ cá, hạt chia và hạt lanh.
  • Tăng cường tiêu thụ chất xơ: Chất xơ hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón, một di chứng phổ biến sau tai biến. Các nguồn chất xơ bao gồm rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt và đậu.
  • Đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất: Người bị tai biến cần có chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân nhắc sử dụng thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin C, vitamin D, canxi, magie và kali.
  • Uống đủ nước: Đảm bảo uống đủ nước hàng ngày để duy trì đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể và tránh tình trạng mất nước.
  • Hạn chế các chất kích thích và cồn: Giảm tiêu thụ caffeine và cồn có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ các biến chứng liên quan đến tai biến mạch máu não.

Chế độ sinh hoạt và tập luyện

Chế độ sinh hoạt và tập luyện của bệnh nhân tai biến

Chế độ sinh hoạt và tập luyện của bệnh nhân tai biến

Ngoài chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc người già bị tai biến nhẹ tiếp theo là lưu tâm đến chế độ sinh hoạt và tập luyện của người bệnh. Đây là hoạt động không thể thiếu trong quá trình phục hồi sau bệnh.

Những hoạt động như mặc quần áo, tắm rửa, đi vệ sinh, di chuyển từ giường sang xe lăn và ngược lại đòi hỏi sự hỗ trợ và kiên nhẫn từ người chăm sóc. Nếu bệnh nhân có thể thực hiện những hoạt động này càng sớm, thì khả năng phục hồi sẽ càng cao hơn. Việc tập luyện và thực hành các hoạt động này cũng là giúp bệnh nhân tập luyện cơ bắp, tăng cường sự linh hoạt và khả năng tự chăm sóc bản thân. Điều này cũng giúp cải thiện tinh thần và sự tự tin của bệnh nhân trong quá trình hồi phục.

Ngoài ra, các bài tập khác như tập giữ thăng bằng khi đứng và tập theo tầm vận động khớp là rất hữu ích trong việc phục hồi và cải thiện khả năng vận động sau tai biến mạch máu não. Tuy nhiên, việc thực hiện các bài tập này phải được hướng dẫn và giám sát cẩn thận để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Bạn phải luôn đồng hành và hỗ trợ người bệnh trong quá trình luyện tập, đồng thời người bệnh không bị té ngã. 

Chăm sóc sức khỏe tâm lý

 

Chăm sóc sức khỏe tâm lý cho người bị tai biến nhẹ

Sau khi bị tai biến mạch máu não, nhiều người có thể phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe tâm thần và tâm lý do các di chứng như rối loạn ngôn ngữ, liệt nửa người và hạn chế vận động. Tình trạng này có thể khiến họ cảm thấy cô đơn, lo âu, mệt mỏi và buồn chán. Mọi hoạt động hằng ngày của bệnh nhân đều phải phụ thuộc vào người chăm sóc khiến họ cảm thấy tự ti, tủi thân và bất lực vì không thể làm gì. Do đó bạn cần có cách chăm sóc cho người bị tai biến về vấn đề tâm lý bằng cách luôn tích cực hỗ trợ, động viên và giúp họ cảm thấy lạc quan, vui vẻ. Nếu cần thiết, nên sử dụng sự hỗ trợ từ các chuyên gia để giúp người bị tai biến vượt qua các vấn đề tâm lý một cách hiệu quả hơn.

Sử dụng các thiết bị hỗ trợ

Sử dụng thiết bị hỗ trợ cho quá trình chăm sóc bệnh nhân tai biến

Sử dụng những thiết bị hỗ trợ cho quá trình chăm sóc bệnh nhân tai biến

Đối với người bệnh nằm liệt một chỗ, việc đảm bảo môi trường giường nằm thoải mái và an toàn là rất quan trọng để tránh các biến chứng như lở loét da. Ngoài ra giường phải đảm bảo chắc chắn và ổn định để hạn chế các tình trạng nguy hiểm. Đầu giường có thể được nâng cao để giúp người bệnh nằm nghiêng khi cần thiết, giảm nguy cơ loét da và hỗ trợ tiêu hóa. Để quá trình chăm sóc diễn ra dễ dàng hơn, bạn có thể sử dụng các loại giường y tế tại Nakawa, loại giường này cung cấp rất nhiều tính năng để hỗ trợ bạn trong lúc chăm sóc người bị tai biến mạch máu não. Chẳng hạn là giường có thể nâng cao đầu bằng tay quay hoặc điện, có bô vệ sinh tháo rời, có bàn ăn uống,... 

Bên cạnh đó, để hỗ trợ quá trình di chuyển của người bệnh, nên lựa chọn xe lăn điện gấp gọn. Loại xe điện này cực kỳ an toàn và còn rất thông minh với thiết kế gấp gọn. Khi sử dụng xe lăn điện, người bệnh có thể cảm thấy tự tin hơn vì không phải phụ thuộc hoàn toàn vào người thân.

Đối với những người bị tai biến nhẹ vẫn có khả năng di chuyển, có thể sử dụng các loại xe điện 3 bánh tại Nakawa. Sử dụng xe điện sẽ đảm bảo an toàn cho người bệnh tốt hơn, ngoài ra cũng có công suất mạnh đáp ứng mọi nhu cầu di chuyển. 

Bài viết trên đây là những lưu ý về cách chăm sóc người bị tai biến tại nhà giúp giảm triệu chứng và kéo dài thêm tuổi thọ, sự quan tâm tận tình của người thân là liều thuốc tốt nhất giúp người bị tai biến cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không hiển thị tại bình luận. Vui lòng điền đủ các trường có dấu *